8 BƯỚC THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU NÂNG TẦM CHO DOANH NGHIỆP

16/05/2024

Bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố mang lại sức sống cho thương hiệu và giúp thương hiệu kết nối với khách hàng. Một doanh nghiệp có bộ nhận diện thương hiệu tốt vả nổi bật sẽ tạo ấn tượng tốt làm cho khách hàng nhớ đến nhiều hơn. Vây quy trình để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đạt yêu cầu là gì? Cùng Kaiza tìm hiểu ngay nhé!


Những lợi ích của thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là quá trình tạo ra và phát triển các yếu tố hình ảnh và trực quan để thể hiện bản sắc, giá trị và cá tính của một thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu giúp thương hiệu trở nên dễ nhận biết và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity Design) mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích chính:

- Chuyên nghiệp hóa thương hiệu: điều khác biệt giữa một doanh nghiệp đầu tư thiết kế bộ nhận diện và một doanh nghiệp không làm điều đó chính là sự chuyên nghiệp. Một nhà hàng sở hữu phong cách thống nhất sẽ mang lại cảm giác khác hoàn toàn so với một quán ăn vỉa hè. Một fanpage thống nhất về hình ảnh chắc chắn sẽ đáng tin hơn một fanpage mỗi bài một kiểu.

- Thu hút khách hàng tiềm năng: cũng giống như cách Harley Davidson, Apple,… sở hữu một cộng đồng riêng cho mình, những thương hiệu xây dựng được bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ thu hút được khách hàng tiềm năng. Một thiết kế bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng sẽ là công cụ hiệu quả để bạn cạnh tranh với các đối thủ.

- Xây dựng lòng tin khách hàng: chúng ta thường sẽ tin vào những thứ rõ ràng, minh bạch. Việc thương hiệu không thống nhất về thiết kế khi truyền thông cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của họ. Một thiết kế bộ nhận diện thương hiệu nhất quán sẽ giúp khách hàng có thêm lòng tin với thương hiệu hơn.

- Duy trì sức sống của thương hiệu: Một thương hiệu lớn không thể chỉ tồn tại trong vài năm. Có những thương hiệu đã bền bỉ tồn tại trong hơn 100 năm qua. Một bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ giúp thương hiệu của bạn không cần phải thay đổi quá nhiều về mặt hình ảnh trong khoảng thời gian này.

Các bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

1. Phân tích dữ liệu để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Không ai thiết kế bộ nhận diện thương hiệu mà lại đi ngay vào công đoạn sáng tạo trước khi tìm hiểu, phân tích đầy đủ dữ kiện. Việc phân tích cũng quan trọng như xây nền trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Nếu phần móng nền không đủ vững chắc thì ngôi nhà có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Một dự án thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cũng có thể sai lệch hoàn toàn nếu công đoạn nghiên cứu chỉ được thực hiện sơ sài.

Giai đoạn phân tích bao gồm thu thập và đánh giá các thông tin, dữ liệu liên quan đến thương hiệu. Những khía cạnh cần được phân tích bao gồm:

- Tổng quan về thương hiệu và quá trình phát triển của thương hiệu

- Thị trường, ngành hàng và đối thủ của thương hiệu

- Nhóm khách hàng / người dùng mục tiêu của thương hiệu

- Những đặc điểm cần lưu ý của thương hiệu

- Mục tiêu tổng thể, thời hạn và ngân sách của dự án

3-03.jpg

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Macas do Kaiza thực hiện

Những câu hỏi này giúp đội ngũ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu có được bức tranh tổng quát về thương hiệu và mục tiêu của dự án. Đây cũng là bước để giúp các bên cùng thống nhất về những yêu cầu, mong đợi trong quá trình làm việc.

2. Thảo luận các vấn đề liên quan đến thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Việc thảo luận nhằm giúp đội ngũ sáng tạo tổng hợp, đánh giá những kết quả phân tích và yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, đây là giai đoạn phản biện và đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan đến thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

Thảo luận sẽ giúp xác định phong cách hoặc định hướng mà bộ nhận diện thương hiệu cần tập trung. Công đoạn này cũng giúp đội ngũ sáng tạo có cơ hội tiếp cận bản brief (bản yêu cầu) với nhiều góc nhìn hơn.

Trong giai đoạn thảo luận, những giám đốc sáng tạo (Creative Director) hoặc những Senior Designer nhiều kinh nghiệm sẽ là người dẫn dắt chính. Vai trò của họ là đưa ra chiến lược thiết kế tổng thể, định hướng, điều phối hoạt động của các designers khác.

5-03.jpg

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Zhuno do Kaiza thực hiện

3. Brainstorming cho thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Brainstorm là thời điểm những ý tưởng bắt đầu được hình thành. Đội ngũ sáng tạo sẽ đưa ra thật nhiều ý tưởng, cách tiếp cận khác nhau đối với dự án, trước khi thống nhất một vài hướng tiếp cận cuối cùng để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

Với nhiều người, đây là giai đoạn thú vị nhất trong quá trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Những chủ đề khi brainstorm có thể là:

- Định hướng phong cách thiết kế, những nguồn cảm hứng nào có thể được tận dụng

- Những hình ảnh, màu sắc, biểu tượng… có thể được dùng để nhấn mạnh sự khác biệt của thương hiệu

- Những từ ngữ, tính từ để mô tả thương hiệu (tính cách, thuộc tính cảm xúc, v.v.)

4-03.jpg

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Gokeyless do Kaiza thực hiện

3. Phát triển concept để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Sau khi brainstorm, nhóm sáng tạo sẽ bắt đầu phát triển các concept ý tưởng dựa trên những gì đã bàn với nhau. Phát triển concept bao gồm việc sáng tạo ra nhiều ý tưởng cho các hạng mục khác nhau. Trong đó, hạt nhân của bộ nhận diện thương hiệu sẽ bao gồm :

- Tên thương hiệu

- Tagline thương hiệu

- Logo thương hiệu

8-03.jpg

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu GRB do Kaiza thực hiện

Riêng với designers, công đoạn này sẽ tập trung nhiều nhất vào việc thiết kế logo rồi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Giai đoạn phát triển concept có thể được tiến hành độc lập hoặc các designers sẽ cùng nhau thực hiện. Số lượng ý tưởng được tạo ra sẽ phụ thuộc vào sự phân bổ thời gian và ngân sách của dự án.

5. Hoàn chỉnh những concept cuối cùng cho thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Đội ngũ sáng tạo sẽ hoàn chỉnh những concept được lựa chọn cho thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (tên thương hiệu, logo thương hiệu, tagline, màu sắc, kiểu chữ, bộ ấn phẩm…) trước khi trình bày với khách hàng.

7-03.jpg

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu SD Sơn Dung do Kaiza thực hiện

Những concept được chọn (thường là 2 – 3 concept) cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phù hợp với yêu cầu của khách hàng (phong cách, gu thẩm mỹ,…)

- Phù hợp với chiến lược thiết kế đã được thống nhất từ bước 2

- Đảm bảo truyền tải được thông điệp mà thương hiệu hướng đến

Riêng với logo, designers cần thử nghiệm nhiều phương án khác nhau về kích thước, màu sắc, kiểu chữ, họa tiết… để chọn ra phương án tối ưu nhất. Đồng thời, mọi chi tiết cần đảm bảo tính dễ nhận biết, rõ ràng và khác biệt cho thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

6. Trình bày sản phẩm thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Đây là công đoạn trình bày cho khách hàng thấy những gì mà đội ngũ sáng tạo đã thực hiện được trong suốt thời gian qua. Thông thường, giám đốc sáng tạo sẽ là người thuyết trình chính cho dự án của mình.

6-03.jpg

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Ming do Kaiza thực hiện

Buổi thuyết trình là lúc ban lãnh đạo đặt ra những câu hỏi cho đội ngũ sáng tạo. Họ sẽ có những khúc mắt về tính hiệu quả, khả thi hay ý nghĩa của thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, và đội ngũ sáng tạo cần phải chuẩn bị để giải đáp những thắc mắc đó.

Nhưng thay vì phải thuyết trình hết mọi thứ trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu trong một ngày, bạn có thể chia thành nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của dự án để tránh những áp lực về mặt thời gian. Ví dụ, bạn có thể trình bày về tên thương hiệu trước, sau khi khách hàng thống nhất về tên thương hiệu mới bắt đầu lại quy trình trên với logo thương hiệu.

7. Hoàn tất thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cuối cùng và bàn giao các tài liệu cần thiết

Concept được chọn sẽ được đội ngũ sáng tạo hoàn chỉnh dựa trên những yêu cầu thay đổi của khách hàng. Đó có thể là những điều chỉnh về màu sắc, kiểu chữ, đường nét,… nhưng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến tổng thể chung của concept.

0-03.jpg

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu Ohara do Kaiza thực hiện

Tất cả những yếu tố còn lại của thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sẽ được hoàn tất. Công đoạn tiếp theo sẽ là bàn giao các tài liệu cần thiết đến khách hàng. Những tài liệu đó bao gồm:

- Các file thiết kế

- Cẩm nang hướng dẫn sử dụng bộ nhận diện thương hiệu

- Các lưu ý khi sử dụng bộ nhận diện thương hiệu

8. Đăng ký bảo hộ và sản xuất, ứng dụng sau thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Thương hiệu cần đăng ký bảo hộ thương hiệu và sản phẩm thiết kế bộ nhận diện thương hiệu nhằm tránh sự cố sao chép, đạo nhái ý tưởng thiết kế từ các đối thủ cạnh tranh.

12-03.jpgThiết kế bộ nhận diện thương hiệu Unicorn do Kaiza thực hiện

Sau khi đăng ký bảo hộ, sản xuất và ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu là khâu cuối cùng để hoàn thành dự án. Đội ngũ sáng tạo có trách nhiệm giám sát quá trình ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp để đưa ra những sửa đổi cuối cùng. Đôi khi, đội ngũ sáng tạo còn là đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lựa chọn nhà cung ứng, sản xuất.

Kết luận

Trên đây là 8 bước thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, nếu có nhu cầu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu hãy liên hệ ngay Kaiza để biết thêm thông tin chi tiết bạn nhé !



KAIZA CO.,LTD


    Điện thoại: 0837 565 828

    Email: info@kaiza.vn

    Website: www.kaiza.vn

    Fanpage: fb.com/Kaiza.vn

    Địa chỉ: 48 Hoàng Hoa Thám, Phường 5, quận Bình Thạnh, Ho Chi Minh City, Vietnam


Youtube Facebook instagram Twitter Pinterest