Các thương hiệu lớn thay đổi logo như thế nào qua năm tháng
Việc thay đổi logo là cách mà các thương hiệu lớn lựa chọn để thay đổi và tái định vị lại thương hiệu của mình phù hợp cho những mục tiêu mới, định vị mới, tệp khách hàng mới và xu thế mới. Hãy cùng Kaiza điểm qua một số thương hiệu lớn thay đổi logo như thế nào qua năm tháng nhé!
Tại sao cần thay đổi logo? khi nào nên thay đổi logo
Có nhiều lý do để thay đổi logo. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
1. Đặt lại hình ảnh và thể hiện mới
Khi một công ty phát triển và thay đổi phong cách của mình, việc thay đổi logo có thể là một phần trong việc cập nhật hình ảnh và thể hiện mới. Logo mới có thể giúp công ty trở nên đáng tin cậy hơn, hiện đại hơn hoặc phù hợp hơn với nhóm khách hàng mục tiêu.
2. Thích ứng với xu hướng thiết kế hiện đại
Như với bất kỳ lĩnh vực nào, xu hướng thiết kế logo cũng thay đổi theo thời gian. Một số tên tuổi lớn cảm thấy cần phải thay đổi logo để đảm bảo rằng họ vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn thiết kế hiện đại và không lạc hậu.
3. Mở rộng kinh doanh và định hướng mới
Khi một công ty mở rộng hoặc thay đổi định hướng kinh doanh, việc thay đổi logo có thể phản ánh các thay đổi này. Logo mới có thể mang thông điệp về sự mở rộng, sự chuyển đổi hoặc các giá trị mới.
4. Sự đột phá và sự kiện đặc biệt
Các thương hiệu lớn cũng thay đổi logo để kỷ niệm các sự kiện đặc biệt hoặc để thể hiện sự đột phá trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Việc thay đổi logo có thể tạo ra sự chú ý và thu hút sự quan tâm từ cộng đồng và khách hàng.
5. Phản hồi từ khách hàng
Công ty có thể thay đổi logo dựa trên phản hồi và ý kiến từ khách hàng. Nếu logo hiện tại không nắm bắt được thông điệp hoặc gắn kết với khách hàng, công ty có thể quyết định thay đổi để cải thiện việc tương tác với khách hàng.
Các thương hiệu lớn thay đổi logo như thế nào qua năm tháng
Dưới đây là một số ví dụ về các thương hiệu lớn đã thay đổi logo trong những năm qua:
1. Apple
Apple là công ty số ít trong logo không cần có tên thương hiệu đi kèm nhưng vẫn có độ nhận biết cao nhất thế giới. Logo Apple ra đời vào năm 1976 do Ronald Wayne - người đồng sáng lập Apple thiết kế, được lấy ý tưởng từ khung cảnh Isaac Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây táo. Phần viền logo trích dẫn một câu từ tác phẩm của William Wordsworth: “Newton… a mind forever voyaging throung strange seas of thought… alone”. Tuy nhiên mẫu thiết kế này lại không được lòng Steve Jobs, ông yêu cầu làm lại thiết kế. Và lần này, Rob Janoff đảm nhận nhiệm vụ này, Rob đã mang đến một biểu tượng trái táo cắn dở đầy màu sắc. Nếu bạn tự hỏi tại sao lại là một trái táo lại không nguyên vẹn thì câu trả lời thật sự khá hài hước, lí do chỉ là để tránh nhầm lẫn với quả Cherry. Còn về màu sắc trên trái táo cũng chỉ dựa theo sở thích của Rob chứ không mang ý nghĩa sâu xa nào cả. Mẫu logo này được sử dụng khá lâu trước khi chúng trở nên lỗi thời vào năm 1998, Apple đã thay đổi và trung thành sử dụng các màu đơn sắc.
Sự thay đổi logo của thương hiệu Apple (Sưu tầm)
2. Google
Trước khi có tên Google, ban đầu trình dữ liệu được gọi là BackRub. Đến năm 1997, 2 nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin quyết định đổi tên thành Google, có nguồn gốc từ một thuật ngữ Latin “Googol”. Khi đó, logo 3D rất được ưa chuộng và Google cũng không ngoại lệ, logo đầu tiên được Sergey Brin thiết kế trên phần chỉnh sửa ảnh GIMP. Năm 1999, phông chữ logo được thay đổi và dấu chấm than được thêm vào để nhìn cho giống thiết kế của Yahoo! thời điểm đó. Ít lâu sau đó, 2 người tìm đến Ruth Kedar, cô đã thiết kế lại logo sử dụng phông chữ Adobe Garhua và loại bỏ dấu chấm than đi. Sau đó, logo của thương hiệu dần trở nên đơn giản và chỉ thay đổi một số chi tiết nhỏ.
Sự thay đổi logo của thương hiệu Google (Sưu tầm)
3. Starbucks
Dù trải qua 4 lần thay đổi logo; nhưng từ những logo đầu tiên vào năm 1971; hình ảnh nàng tiên cá 2 đuôi đã được sử dụng. Được biết hình ảnh này lấy cảm hứng từ một sinh vật; được phát hiện trên một tấm bia gỗ có niên đại từ thế kỷ 14. So với logo hiện tại; những mấu logo cũ rất nhiều chi tiết và rườm rà. Năm 1987; màu xanh lá trở thành màu sắc chủ đạo; nàng tiên cá trong logo mới đã kín đáo hơn với phần tóc xoã dài phía trước; chi tiết đuôi cũng được cách điệu hơn so với bản đầu. Năm 1992; nàng tiên cá đã nở nụ cười và 2 đuôi được che bớt đi. Ở lần thay đổi cuối cùng vào năm 2011; logo được đơn giản hoá chỉ còn màu xanh trắng; không còn tên thương hiệu ở phần viền.
Sự thay đổi logo của thương hiệu Starbucks (Sưu tầm)
4. Mastercard
Mastercard đã thay đổi logo của mình vào tháng 1 năm 2019. Đó là một ý tưởng vượt trội khi bỏ cụm từ ‘mastercard’ ra khỏi logo và chỉ để lại 2 vòng tròn màu đỏ và cam mang tính biểu tượng. Và điều này đã có hiệu quả! Với bước đi chiến lược này, Mastercard đã gia nhập hàng ngũ của Nike và Apple, trở thành 1 trong số những thương hiệu mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại.
Sự thay đổi logo của thương hiệu MasterCard (Sưu tầm)
5. Instagram
Instagram đã thay đổi logo vào năm 2016, bỏ bớt các yếu tố cổ điển và chuyển sang logo đơn giản với các dạng màu sắc gradient.
Sự thay đổi logo của thương hiệu Instagram (Sưu tầm)
6. Pepsi
Logo Pepsi đã trải qua nhiều thay đổi kể từ khi thành lập vào năm 1898. Nó thay đổi theo xu hướng công nghệ và kỳ vọng của đối tượng tiếp cận, nhưng đó là cách duy trì mối liên kết với quá khứ và nắm giữ những điểm biểu tượng quan trọng để không hoàn toàn thay đổi và khác biệt.
Sự thay đổi logo của thương hiệu Pepsi (Sưu tầm)
7. Coca Cola
Biểu tượng Coca-Cola; được thiết kế bởi một kế toán có tên Fran Mason Robison. Điểm đặc trưng nhất trong logo là phông chữ Spencerian thanh lịch; thường được dùng trong các tài liệu; và thư từ trong những năm cuối thế kỷ 19. Đến năm 1890; Coca-Cola quyết định thay đổi logo của mình; để chúng trông có vẻ công phu hơn bằng cách thêm vào các chi tiết cuộn xoáy; mô phỏng lại hình ảnh cành Cherry ở đầu nét 2 chữ C. Dù thế; thiết kế này đã không tồn tại được lâu; thời gian trôi qua hãng lại quay lại với kiểu thiết kế chữ đơn giản; như ban đầu và tập trung nhấn mạnh vào hai chữ C. Bởi mới thấy đôi khi; đơn giản lại trường tồn.
Sự thay đổi logo của thương hiệu Coca Cola (Sưu tầm)
8. McDonald's
McDonld's mở cửa phục vụ khách hàng lần đầu tiên; dưới hình thức drive-in vào năm 1940 với tên McDonald's Famous Barbecue ở California. Khi ấy logo khá đơn giản với từ “Barbecue” được nhấn mạnh. Đến năm 1948; tên thương hiệu được đổi thành “McDonald's Famous Hamburgers”; với sự thay đổi thực đơn sang các món ăn nhanh như hamburger; nước uống có gas; khoai tây chiên,… Năm 1953; cùng với việc ra mắt dịch vụ “Speedee”; McDonald's thay đổi logo thành một anh đầu bếp đang chạy và nháy mắt với khách. Mãi đến năm 1960; chiếc logo chữ M quen thuộc của McDonald's mới xuất hiện. Stanley Meston chính là người đã thiết kế ra logo này; và cũng là kiến trúc sư đảm nhiệm thiết kế cửa hàng thứ 2 của McDonald's. Năm 2006; McDonald's đã quyết định loại bỏ các chi tiết dư thừa; chỉ giữ lại hình ảnh vòng cung vàng mang tính biểu tượng.
Sự thay đổi logo của thương hiệu Instagram (Sưu tầm)
9. Coccoc
Elvin Hu, nhà thiết kế đồ họa cho Google Chrome, mới đây đã chia sẻ trên trang Twitter cá nhân diện mạo mới của logo Chrome. Đây là lần đầu tiên sau 8 năm, Google cho làm mới lại bộ nhận diện thương hiệu của trình duyệt web nổi tiếng này.
Thoạt nhìn, người dùng sẽ khó lòng nhận ra sự khác biệt. Logo mới của Chrome vẫn giữ nguyên thiết kế hình tròn với 4 màu sắc đặc trưng xuất hiện từ phiên bản logo năm 2008 và thiết kế phẳng kể từ lần thay đổi vào năm 2011.
Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy logo mới của Chrome có màu sắc rực rỡ hơn. Hiệu ứng đổ bóng ở phần viền giữa các khu vực màu đỏ, vàng và xanh đã được loại bỏ để logo trở nên phẳng hơn, đồng thời kích thước vòng tròn trung tâm được tinh chỉnh to hơn so với phiên bản cũ.
Sự thay đổi logo của thương Google Chrome (Sưu tầm)
Kết luận
Trên đây chỉ là một số ví dụ điển hình, còn rất nhiều thương hiệu lớn khác cũng đã thay đổi logo của mình.
Nhìn lại chặng đường lịch sử mà các thương hiệu lớn thay đổi logo,chúng ta nhận ra rằng một công ty,doanh nghiệp phát triển thì logo, thương hiệu cũng đi liền sau đó. Các thương hiệu cũng cần xem xét để thay đổi định vị của mình, tái định vị lại thương hiệu. Làm cho thương hiệu mình luôn mới, mới cả về giá trị cung cấp, xu thế dẫn đầu, sự năng động,… là thực sự cần thiết đối với các thương hiệu muốn phát triển bền vững hiện nay, trong tương lai và xa hơn nữa. Tái định vị thay đổi logo và trẻ hoá thương hiệu, là cần thiết phải làm sau một giai đoạn phát triển nhất định, từ 5 đến 20 năm. Việc thay đổi logo là yêu cầu cần thiết để thay đổi định vị khi nó đã không còn phù hợp với mục tiêu và lộ trình phát triển của thương hiệu nữa.
Tuy nhiên không phải lúc nào việc thay đổi logo thương hiệu cũng mang lại thành công. Các thương hiệu cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ các chiến lược khi thay đổi logo, tái định vị của mình để mang lại thành công nhiều nhất cho thương hiệu.
👉 Hãy liên hệ Kaiza để nhận giải pháp thay đổi thương hiệu phù hợp nhất!
KAIZA CO.,LTD
Hotline: 0889 996 399
Email: info@kaiza.vn
Fanpage: fb.com/Kaiza.vn
Website: kaiza.vn
Địa chỉ: 48 Hoàng Hoa Thám, Phường 5, quận Bình Thạnh, Ho Chi Minh City, Vietnam