CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ KHI THAM GIA ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU, NHÃN HIỆU?

07/06/2024

Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là một việc rất quan trọng đối với mỗi thương hiệu, điều này không chỉ giúp thương hiệu được hoạt động một cách chính thức mà còn giúp doanh nghiệp được sử dụng và khai thác độc quyền thương hiệu. Ngoài ra, đăng ký bảo hộ thương hiệu còn giúp doanh nghiệp được pháp luật bảo vệ và ngăn chặn các trường hợp người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bạn. Trong bài viết dưới đây, Kaiza sẽ chia sẻ một vài những lưu ý để bạn không mắc phải trong quá trình tham gia đăng ký bảo hộ thương hiệu. 

Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là gì? 

Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu là việc mà các nhân hoặc tổ chức đăng ký với cơ quan nhà nước để xác lập quyền sở hữu đối với thương hiệu của họ. Thông qua đó, cá nhân hoặc tổ chức có thể công khai thông tin về quyền sở hữu này trên các phương tiện truyền thông. 

Đăng ký bảo hộ thương hiệu không phải là một việc làm bắt buộc nhưng đây là quyền lợi mà mỗi cá nhân, tổ chức được sử dụng để được pháp luật bảo vệ khi xảy ra những tranh chấp về sở hữu tài sản trí tuệ.

5-03.jpg

Sau khi thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu thì cá nhân,tổ chức có thể sử dụng nhãn hiệu trên những sản phẩm, dịch của mình; có quyền chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu cũng như nhượng quyền thương mại,... Và mỗi các nhân, tổ chức cần có sự cho phép của bạn để có thể được sử dụng nhãn hiệu đó. 

Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu

Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sẽ mang lại nhiều lợi ích và bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, tổ chức. Sau khi đăng ký, bạn không chỉ có quyền tự do sử dụng và khai thác nhãn hiệu mà còn mang lại rất nhiều những lợi ích như: 

1. Xác lập quyền sở hữu hợp pháp đối với thương hiệu, nhãn hiệu

Sau khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu thành công, cá nhân, tổ chức sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ. Khi đó, tổ chức, cá nhân sẽ được pháp luật bảo hộ đối với quyền sử dụng nhãn hiệu đó và không ai có quyền sử dụng những thương hiệu, nhãn hiệu tương tự khi chưa được sự cho phép của bạn. 

2. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức

Ngăn chặn các hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu, khi hoàn thành các thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu bạn sẽ có quyền ngăn chặn người khác sử dụng trái phép nhãn hiện của bạn. Điều này nhằm ngăn chặn việc giả mạo làm mất uy tín, chất lượng của thương hiệu. 

Tránh được sự nhầm lẫn với các thương hiệu khác trên thị trường, đảm bảo người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận diện cũng như tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

3. Bảo vệ quyền lợi pháp lý cho cá nhân, tổ chức

Khi có tranh chấp xảy ra giữa các nhãn hiệu thì việc xử lý sẽ dễ dàng hơn nếu 1 trong 2 cá nhân, tổ chức đã đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.

Với mỗi nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ sẽ được pháp luật bảo vệ độc quyền trong vòng 10 năm và có thể gia hạn (căn cứ khoản 6, Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành). Điều này tạo điều kiện cho chủ sở hữu có đủ thời gian để phát triển sản phẩm cũng như xây dựng chiến lược tiếp thị lâu dài cho sản phẩm. 

8-03.jpg

Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền cần những giấy tờ gì? 

Một bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền sẽ bao gồm: 

  • Bản sao giấy nộp lệ phí, phí đăng ký nhãn hiệu. (Nếu nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ, bạn sẽ nhận biên lai lệ phí tại Cục; còn nếu nộp qua đường bưu điện thì cá nhân, tổ chức sẽ photo ảnh chuyển khoản thành công); 

  • 01 Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ pháp lý còn giá trị sử dụng 

  • Giấy ủy quyền (Nếu đơn đăng ký được nộp thông qua người đại diện)

  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (Nếu người nộp đơn được thụ hưởng quyền đăng ký của người khác)

  • 02 bản tờ khai (Theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ và Phụ lục kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP)

  • 05 mẫu nhãn hiệu (80x80mm) cùng danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu

  • Các tài liệu liên quan để bổ trợ đơn đăng ký nhãn hiệu 

9-03.jpg

Đối với hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì hồ sơ cần có:

  • Quy chế sử dụng 

  • Bản thuyết minh tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang nhãn hiệu

  • Bản đồ địa lý (Trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ dẫn địa lý hoặc đặc sản địa phương)

  • Văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW khi đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận chứ địa danh hoặc dấu hiệu khcs chỉ dẫn địa lý của đặc sản địa phương. 

Những lưu ý khi tham gia đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu

Khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu thì bạn cần phải xem xét đến sự đồng nhất của các vấn đề liên quan: Tên thương mại, tên miền (domain), quyền tác giả của thương hiệu, nhãn hiệu. Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến thời hạn bảo hộ cũng như thời gian xét duyệt đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu.

1. Cần đồng nhất giữa tên thương mại và tên miền (domain) của website

Việc đồng nhất tên thương mại mà tên miền sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được việc các đối thủ cạnh tranh sẽ đăng ký tên thương mại có phần tương tự với tên nhãn hiệu mà bạn đã đăng ký bảo hộ độc quyền. 

2. Đồng nhất giữa nhãn hiệu với tên miền (domain) 

Hiện nay, tên miền chưa phải là đối tượng được bảo hộ bởi Luật Sở hữu trí tuệ, tuy nhiên lại mang một ý nghĩa rất lớn đối với việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu của doanh nghiệp. Để khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu và dễ nhớ hơn, bạn nên đăng ký tên miền có chứa 1 phần của tên thương hiệu. Bởi người tiêu dùng thường có thói quen truy cập website thông qua tên miền tương ứng với tên thương hiệu của doanh nghiệp để tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ. 

3. Nhãn hiệu hình (Logo) và nhãn hiệu chữ

Nhãn hiệu hình (Logo): Khi tham gia đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu bạn có thể đăng kỹ nhãn hiệu hình độc lập, hoặc kết hợp với phần chữ và câu định vị khi đăng ký nhãn hiệu. Một mẹo nhỏ khi bạn đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu với logo là bạn có thể đăng ký bảo hộ độc quyền với tất cả các phiên bản logo khác nhau nếu có của doanh nghiệp để phần nhãn hiệu hình của bạn được độc quyền và tránh các trường hợp có logo tương tự.

Nhãn hiệu chữ: Doanh nghiệp có thể chọn đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu chữ dưới dạng chữ thường hoặc chữ cách điệu:

- Dạng nhãn hiệu chữ thường: Là nhãn hiệu được cấu tạo từ các chữ in hoặc chữ số ở dạng tiêu chuẩn và chỉ có màu trắng - đen. Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu chữ dưới dạng chữ thường chỉ được xác lập bảo hộ đối với nội dung trọng tâm của nhãn hiệu là nội dung kết cấu phát âm của nhãn hiệu (Nếu có). Trường hợp nhãn hiệu có  kết cấu các chữ cái được trình bày độc đáo, màu sắc sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ nhãn hiệu;

- Dạng nhãn hiệu chữ cách điệu: Là dạng đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu từ những chữ cái, từ ngữ, chữ số đã được cách điệu có hình minh họa và màu sắc. Khi đó, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dạng này thì các cá nhân, tổ chức sẽ được bảo hộ cách trình bày những bạn sẽ chỉ được sử dụng mẫu nhãn hiệu đã đăng ký và không được sử dụng sang dạng khác.

6-03.jpg

4. Thực hiện tra cứu trước khi đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu

Để tham gia đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu thành công các tổ chức cá nhân cần thực hiện tra cứu thương hiệu, nhãn hiệu. Thương hiệu, nhãn hiệu của bạn có được bảo vệ thành công hay không đó chính là khả năng phân biệt và không trùng lặp với các thương hiệu, nhãn hiệu đang có trên thị trường. 

Bạn có thể tự thực hiện việc tra cứu thông qua dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ và tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, nhưng khi tự thực hiện tra cứu, kết quả sẽ chỉ chính xác từ 60-70%. Vì vậy, để chắc chắn hơn, bạn có thể sử dụng các dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu để có thể có một kết quả chính xác hơn. 

Ngoài ra, khi sử dụng các dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, bạn sẽ giảm được tối đa tình trạng bị trả lại hồ sơ hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ do trùng lặp, và sẽ chủ động trong việc xử lý, chỉnh sửa các sai sót có liên quan trong quá trình tham gia đăng ký bảo hộ thương hiệu. 

5. Thời hạn và thời gian xét duyệt đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu

Thời hạn sử dụng của Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn, do vậy nếu sau 10 năm bạn vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng nhãn hiệu độc quyền mà mình đăng ký thì phải làm thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu. 

Thời gian xét đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ có thể kéo dài trong khoảng 1 - 2 năm. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian chờ cấp văn bằng bảo hộ thì bạn vẫn phải tiến hành các hoạt động kinh doanh bao gồm cả việc xây dựng thương hiệu. Lúc này, các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh vẫn có thể xảy ra vì chưa được pháp luật bảo hộ độc quyền.

Kết luận

Trên đây là một số lưu ý khi tham gia đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hãy liên hệ Kaiza để biết thêm thông tin nhé!


KAIZA CO.,LTD

    Điện thoại: 0837 565 828

    Email: info@kaiza.vn

    Website: www.kaiza.vn

    Fanpage: fb.com/Kaiza.vn

    Địa chỉ: 48 Hoàng Hoa Thám, Phường 5, quận Bình Thạnh, Ho Chi Minh City, Vietnam


Xem thêm:

>> THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU TỪ A ĐẾN Z MỚI NHẤT NĂM 2024

>>> HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ LOGO DƯỚI HÌNH THỨC THƯƠNG HIỆU NĂM 2024


Youtube Facebook instagram Twitter Pinterest